Link download Bộ Sách Kumon: http://www.mediafire.com/?7jshc74474467sg
Từ hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bố mẹ những trải nghiệm của bản thân gia đình mình về cái gọi là dạy toán để rèn người cho con gái mình. Mình biết ơn những người đã nghĩ ra các bài toán và phương pháp giáo dục đó để đến hôm nay mình tạm gọi là thành công trong việc giúp cho con gái khá dần lên theo thời gian, bởi vì trước đây con gái mình là 1 cô bé quá bướng bỉnh, thiếu kiên trì, cực kì kém tập trung, hay ỉ lại, và lười suy nghĩ. Mình biết không chỉ môn Toán mới làm được cái việc này và không chỉ những cách mà mình đã áp dụng mới đem lại hiệu quả tốt nên mới tạo topic này để các bố mẹ chúng ta cùng chia sẻ để các gia đình cùng áp dụng sáng tạo cho con của bản thân, nếu cần thiết.
Hôm nay mình chia sẻ về môn Toán theo phương pháp Kumon. Về lịch sử ra đời thú vị của phương pháp này thì các bố mẹ đọc mình copy and paste dưới đây. Mình chỉ nói về hiệu quả của nó đã đem lại cho con gái mình. Những ngày đầu tiên khi con bắt đầu tiếp xúc với các bài Kumon là khi con mới gần 4 tuổi. Bố vất cho con bài nối số Kumon gồm các con số từ 1-10, con rất háo hức làm và tự làm ngay sau khi bố phát bài. Tuy nhiên trong quá trình làm bài mình quan sát thấy con gái thi thoảng tỏ vẻ rất bực tức và gần như muốn bỏ cuộc giữa chừng vì khi gặp các bài quá rối con không thể đủ kiên trì để tìm ra con số tiếp theo để nối. Có thể đối với các bé khác thì các bài kiêu rnayf quá đơn giản vì bé biết tập trung và kiên trì nhưng với con gái mình thì đó là một vấn đề quá lớn. Những lúc con gái tỏ vẻ khó chịu và gần như bỏ cuộc như thế thì bố rất kìm chế và nhẹ nhàng dùng ngón tay khoanh 1 vùng diện tích bao gồm cái số mà con đang cần tìm. Con sẽ có cảm giác được giúp đỡ và phần nào tăng độ kiên trì để tiếp tục tìm kiếm. Có lúc thì sau 1 lần khoanh vùng kiểu đó là con tự tìm ra số cần tìm ngay, nhưng không ít lần bố khoanh vùng đến 3 lần mà con chả tìm ra số mặc dù con số cần tìm nó ngay trước mắt, bố phải kìm chế hết sức để không thốt thành lời NÓ ĐÂY NÀY, SAO CON KHÔNG TẬP TRUNG THẾ HẢ? vì lúc này thực sự con không phải không thể tìm thấy con số mà là con không tập trung, con đã hết mất kiên trì từ lúc nào rồi, con chỉ muốn bỏ cuộc. Và bố mẹ đã không thể kiên trì hơn khi lại tiếp tục giúp con khoanh thêm một vòng nữa với bán kính thu hẹp hơn để con nhìn ra con số dễ dàng hơn kèm theo những lời động viên là nó ngay trước mắt con đấy, đấy đấy ba nhìn thấy rồi đấy, con cố lên nào!. Đã có vài lần con bật khóc khi quá tức và muốn ép bố mẹ cho bỏ cuộc. Cứ lập đi lập lại các bài toán Kumon, và có những lúc con vui vẻ khi dễ dàng tìm ra các con số để nối và cuối cùng tạo ra các hình thật đẹp để con tự hào và hãnh diện khoe với bố mẹ, và không thiếu những lúc con vẫn bật khóc khi quá tức tưởi do không được bố giúp khoanh vùng tìm số, theo thời gian và sự lặp đi lặp lại con đã thực sự tiến bộ rất nhiều. Con đã kiên trì hơn, biết nhẫn nại hơn, có í thức phải hoàn thành nhiệm vụ được giao hơn, và quan trọng là con đã bắt đầu hình thành được thói quen tự học vào mỗi buổi tối. Mình thầm cảm ơn ông bố đã sáng tạo ra phương pháp Kumon và các tác giả đã viết các cuốn sách Toán Kumon đó. Hôm nay là về Kumon, hôm sau mình chia sẻ về các bài toán cụ thể mà mình thấy cực hay với mục đích dạy toán để dạy người, mình thích các bài toán này hơn các bài toán kiểu đánh đố và toán kiểu nâng cao để thành nhà Toán học nhiều.
Kumon - dạy toán để rèn người
Rèn luyện tinh thần
Ông Yoda Shoji và bé Đan Thư, một trong các học sinh học vượt trình độ chỉ sau vài tháng theo học Kumon
Chuyện kể rằng bên xứ Phù Tang (Nhật Bản) có một người cha tên là Toru Kumon. Là thầy giáo dạy toán nhưng con trai ông lại học kém môn này.
Thương con, Toru Kumon đã miệt mài tìm tòi và sáng tạo phương pháp học toán “tự vượt chính mình”.
Ca học đầu tiên bắt đầu lúc 15g với hai mươi mấy đứa trẻ. Một số bé chỉ 3-4 tuổi nhưng đã biết tự xếp cặp vào kệ, lấy đúng túi nhựa của mình, chào giáo viên và nộp bài tập về nhà. “Bíp”, “bíp”, “bíp”... học sinh bấm đồng hồ đo thời gian trên bàn học trước khi làm bài tập tại lớp.
Từ 17g trở đi, học trò 11, 12 tuổi đến lớp càng đông. Các em bấm đồng hồ và tự giác làm bài tập giống hệt như người lớn tập trung làm công việc.
Ngay từ lúc ghi danh theo học Kumon, học sinh đã phải làm quen với chiếc đồng hồ đo thời gian. Về sau này, dù là giải bài tập hay chơi trò xếp chữ số, các em đều phải bấm đồng hồ. Ông Yoda Shoji, tổng giám đốc Kumon Việt Nam, cho biết: “Làm thế để sau này lớn lên học sinh biết chủ động quản lý, tiết kiệm quĩ thời gian quí giá của mình”.
Hiện có hơn 4 triệu học sinh của 45 quốc gia, vùng lãnh thổ theo học chương trình Kumon.
Trung tâm Kumon Việt Nam được thành lập năm 2006 tại địa chỉ: 157 Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, TP.HCM (www.kumon.com.vn).
Lớp học Kumon bao gồm học sinh đủ mọi lứa tuổi, màu da, quốc tịch ngồi học chung. Một giáo viên giải thích: “Mỗi em học theo giáo trình khác nhau. Hơn nữa, các em phải tự học chứ giáo viên đâu có giảng bài chung cho cả lớp”. Theo ông Yoda Shoji, tự học sẽ giúp trẻ có kiến thức rộng lớn hơn nhiều so với kiến thức từ thầy giáo theo cách học truyền thống; hơn thế, về sau này trẻ sẽ là người biết tự tìm giải pháp cho những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
Nhưng làm thế nào để trẻ rèn luyện được kỹ năng tự học? Ông Toru Kumon, cha đẻ phương pháp Kumon, từng viết: “Phải biết rõ ni chân của từng học sinh để chọn cho mỗi em đôi giày vừa vặn nhất”.
Chị Diễm Châu, mẹ bé Thiên Phước, cho biết: “Ở trường dạy kiến thức, còn nơi đây dạy cách học. Điều quan trọng là con bé cảm thấy cần phải học và tiến bộ rất nhanh. Hơn thế, bé ngày càng độc lập hơn trong suy nghĩ”. Về cách học “tự vượt chính mình”, ông Yoda Shoji chia sẻ: “Chúng tôi quan niệm mỗi đứa trẻ là một tài năng tương lai cần được trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện tính cách để phát triển như một nhân cách độc lập”.
Bố 2 con - peeclub.sdt.vn
............................................................................................................................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét